Hồng sấy gió Đà Lạt 500.000 đồng/kg vẫn không đủ bán cho du khách

Hồng sấy gió Đà Lạt có giá bán lên đến 500.000 đồng/kg nhưng chủ cơ sở sản xuất vẫn không đủ hàng để đáp ứng nhu cầu du khách.

Từ đầu tháng 10, cơ sở sản xuất hồng Lễ Vân của gia đình chị Nguyễn Thị Lan Anh tại số 45 (đường Khe Sanh, phường 10, TP Đà Lạt, Lâm Đồng) tiến hành thu hoạch hồng và chế biến theo phương thức sấy gió.   

Từ đầu tháng 10, cơ sở sản xuất hồng Lễ Vân của gia đình chị Nguyễn Thị Lan Anh tại số 45 (đường Khe Sanh, phường 10, TP Đà Lạt, Lâm Đồng) tiến hành thu hoạch hồng và chế biến theo phương thức sấy gió.   

Theo chủ cơ sở, ở Đà Lạt có nhiều loại hồng khác nhau và để sản phẩm sấy gió được thơm ngon thì người dân thường chọn hồng vuông đồng, hồng trứng lửa hoặc hồng tám hải để làm nguyên liệu. 

Theo chủ cơ sở, ở Đà Lạt có nhiều loại hồng khác nhau và để sản phẩm sấy gió được thơm ngon thì người dân thường chọn hồng vuông đồng, hồng trứng lửa hoặc hồng tám hải để làm nguyên liệu. 

Việc sản xuất hồng sấy gió cần sự tỉ mỉ từ khâu thu hoạch đến sơ chế, chế biến. Thông thường chủ vườn sẽ chọn những quả to, đẹp, đủ độ đường để thu hoạch.

Việc sản xuất hồng sấy gió cần sự tỉ mỉ từ khâu thu hoạch đến sơ chế, chế biến. Thông thường chủ vườn sẽ chọn những quả to, đẹp, đủ độ đường để thu hoạch.

'Việc thu hoạch cũng phải đảm bảo quả không bị trầy xước, không bị bầm dập. Sau khi vệ sinh sạch sẽ thì tiến hành gọt vỏ, khử trùng và tiếp đến là tổ chức treo lên giàn để sấy', chị Nguyễn Thị Lan Anh chia sẻ.

“Việc thu hoạch cũng phải đảm bảo quả không bị trầy xước, không bị bầm dập. Sau khi vệ sinh sạch sẽ thì tiến hành gọt vỏ, khử trùng và tiếp đến là tổ chức treo lên giàn để sấy”, chị Nguyễn Thị Lan Anh chia sẻ.

Công nhân treo hồng vào khu vực khử trùng trước khi chuyển qua nhà sấy gió.

Công nhân treo hồng vào khu vực khử trùng trước khi chuyển qua nhà sấy gió.

Theo chủ cơ sở hồng sấy gió, hiện nay người dân ở Đà Lạt thực hiện chế biến hồng theo nhiều phương pháp khác nhau như sấy gió, sấy nhiệt hoặc sấy than hoa. Mỗi phương pháp, mỗi gia đình đều có bí quyết riêng để tạo ra sản phẩm đặc trưng.  
x

Công nhân treo hồng vào khu vực khử trùng trước khi chuyển qua nhà sấy gió.

Bà Đặng Thị Thu Vân, cơ sở sản xuất hồng Lễ Vân cho biết, hiện nay ngoài số hồng thu hoạch từ khu vườn 0,7ha, mỗi tháng gia đình thu mua khoảng 20 tấn quả từ các hộ dân trong vùng để phục vụ chế biến.   

Bà Đặng Thị Thu Vân, cơ sở sản xuất hồng Lễ Vân cho biết, hiện nay ngoài số hồng thu hoạch từ khu vườn 0,7ha, mỗi tháng gia đình thu mua khoảng 20 tấn quả từ các hộ dân trong vùng để phục vụ chế biến.   

'Hồng sấy gió mang lại giá trị kinh tế rất cao nhưng rủi ro cũng không phải ít. Có thời điểm hồng vừa treo lên đã bị ảnh hưởng bởi mưa bão khiến trái bị xì mật, rụng hoặc bị lên men nên phải đổ bỏ. Vào những ngày mưa gió, tỷ lệ hư hại có khi lên đến 80%', bà Đặng Thị Thu Vân cho biết.

“Hồng sấy gió mang lại giá trị kinh tế rất cao nhưng rủi ro cũng không phải ít. Có thời điểm hồng vừa treo lên đã bị ảnh hưởng bởi mưa bão khiến trái bị xì mật, rụng hoặc bị lên men nên phải đổ bỏ. Vào những ngày mưa gió, tỷ lệ hư hại có khi lên đến 80%”, bà Đặng Thị Thu Vân cho biết.

Theo quy trình, hồng sau khi treo lên giàn sẽ được sấy bằng gió theo công nghệ Nhật Bản trong vòng 20 ngày với nhiệt độ khoảng từ 20 đến 25 độ C.

Theo quy trình, hồng sau khi treo lên giàn sẽ được sấy bằng gió theo công nghệ Nhật Bản trong vòng 20 ngày với nhiệt độ khoảng từ 20 đến 25 độ C.

'Sau 20 ngày, nước trong quả hồng được loại bỏ gần hết để đạt độ giẻo, vị ngọt và có mùi thơm đặc trưng. Sản phẩm này sau đó sẽ được phân loại, đóng gói và rút chân không rồi cung ứng ra thị trường', chị Nguyễn Thị Lan Anh thổ lộ.   

“Sau 20 ngày, nước trong quả hồng được loại bỏ gần hết để đạt độ giẻo, vị ngọt và có mùi thơm đặc trưng. Sản phẩm này sau đó sẽ được phân loại, đóng gói và rút chân không rồi cung ứng ra thị trường”, chị Nguyễn Thị Lan Anh thổ lộ.   

Hiện nay, cùng với việc sản xuất sản phẩm hồng sấy gió, gia đình chị Nguyễn Thị Lan Anh cũng mở cửa cho du khách tham quan, chụp hình lưu niệm và dùng thử sản phẩm.

Hiện nay, cùng với việc sản xuất sản phẩm hồng sấy gió, gia đình chị Nguyễn Thị Lan Anh cũng mở cửa cho du khách tham quan, chụp hình lưu niệm và dùng thử sản phẩm.

Chị Lê Thị Thu Thủy, du khách đến từ TP Hà Nội cho hay, chị dùng thử sản phẩm hồng sấy gió của Đà Lạt từ nhiều năm trước nhưng đây là lần đầu tiên được trải nghiệm vườn hồng và tham quan quy trình chế biến. Chị thổ lộ: 'Hồng sấy gió Đà Lạt rất đặc biệt. Sản phẩm giẻo, thơm và rất ngon nên tôi sẽ mua một ít mang về Hà Nội làm quà'. 

Chị Lê Thị Thu Thủy, du khách đến từ TP Hà Nội cho hay, chị dùng thử sản phẩm hồng sấy gió của Đà Lạt từ nhiều năm trước nhưng đây là lần đầu tiên được trải nghiệm vườn hồng và tham quan quy trình chế biến. Chị thổ lộ: “Hồng sấy gió Đà Lạt rất đặc biệt. Sản phẩm giẻo, thơm và rất ngon nên tôi sẽ mua một ít mang về Hà Nội làm quà”. 

Hiện nay, chủ cơ sở hồng sấy gió Lễ Vân cung ứng ra thị trường hàng trăm kg hồng sấy gió mỗi tháng. 'Mỗi kg sản phẩm có giá lên đến 500.000 đồng nhưng chúng tôi vẫn không đủ hàng để đáp ứng nhu cầu khách hàng', chủ cơ sở chia sẻ. 

Hiện nay, chủ cơ sở hồng sấy gió Lễ Vân cung ứng ra thị trường hàng trăm kg hồng sấy gió mỗi tháng. “Mỗi kg sản phẩm có giá lên đến 500.000 đồng nhưng chúng tôi vẫn không đủ hàng để đáp ứng nhu cầu khách hàng”, chủ cơ sở chia sẻ. 

Minh Hậu (Nông nghiệp Việt Nam)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ĐẶT HÀNG ZALO