Nông dân Chi Lăng đứng trước vụ na nhiều khó khăn

Năm nay, diện tích na có thể cho thu hoạch ở huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn ước đạt chỉ khoảng 1.800 ha, ít hơn nhiều so với những năm trước.

Nguyên nhân chính bởi chỉ vài tháng trước, những trận mưa lớn kéo dài đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhiều hộ trồng na trên địa bàn, rất nhiều hộ đứng trước nguy cơ mất trắng trong vụ na này.

Đầu năm nay, gia đình ông Mã Văn Lét (thôn Quán Thanh, xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng) có khoảng 800 gốc na nhưng thời điểm này, chỉ khoảng 1 nửa số cây có thể cho thu hoạch. Gần 400 gốc na còn lại, phần chết héo sau những trận mưa lớn hồi tháng 5; những cây may mắn giữ được thì cũng khó có thể đơm hoa, đậu quả trong vài vụ tới.

Ông Lét cho biết, gần 10 năm gắn bó với nghề trồng na nhưng chưa bao giờ thấy lo lắng như bây giờ. “Sau trận lũ, lượng phù sa đọng lại lớn, khiến các cây còn lại bị nghẹn rễ, không phát triển được, ảnh hưởng rất nhiều, nếu so với mọi năm thì năm nay chúng tôi mất đi độ khoảng 70-80% diện tích cho thu hoạch, ước tính thất thu khoảng hơn 100 triệu đồng” – ông Mã Văn Lét chia sẻ.

nong dan chi lang dung truoc vu na nhieu kho khan hinh anh 1

Hàng trăm ha cây na tại huyện Chi Lăng bị ảnh hưởng nặng nề do mưa lũ.

Không chỉ vườn na của ông Mã Văn Lét mà hàng trăm ha cây na tại huyện Chi Lăng cũng bị ảnh hưởng nặng nề do mưa lũ. Từ nhiều năm nay, cây Na là sản phẩm nông nghiệp thế mạnh của huyện Chi Lăng nên mất đi nguồn thu nhập từ vườn na, hàng trăm hộ gia đình đứng trước nguy cơ “tay trắng”, nhất là các hộ trồng na ở khu vực ven bờ sông Thương.

Ông Linh Đức Tiến, Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chi Lăng cho biết, UBND huyện Chi Lăng đã tổng hợp danh sách những hộ trồng na bị ảnh hưởng do mưa lũ gửi UBND tỉnh Lạng Sơn đề nghị có chính sách hỗ trợ; đồng thời hướng dẫn bà con chăm sóc diện tích na còn lại để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.“Sản lượng na năm 2022 so với mọi năm iảm khoảng 20-30%. Trước tình hình khó khăn, chúng tôi đã tham mưu cho UBND huyện ban hành kế hoạch để tổ chức sản xuất na an toàn, tiếp tục duy trì những diện tích na đã thực hiện theo tiêu chuẩn VietGap. Để xúc tiến tiêu thụ na, huyện sẽ tổ chức Hội chợ nông nghiệp để bà con nhân dân được trưng bày sản phẩm đến với đông đảo du khách, cũng hy vọng giá na của năm nay sẽ cao hơn so với mọi năm để giúp bà con có nguồn thu nhập đáng kể hơn” – ông Linh Đức Tiến nói.

nong dan chi lang dung truoc vu na nhieu kho khan hinh anh 2

Từ nhiều năm nay, cây Na là sản phẩm nông nghiệp thế mạnh của huyện Chi Lăng nên mất đi nguồn thu hập từ vườn na, hàng trăm hộ gia đình đứng trước nguy cơ “tay trắng”, nhất là các hộ trồng na ở khu vực ven bờ sông Thương.

Bên cạnh việc tổ chức Hội chợ na, các ngành chức năng tỉnh Lạng Sơn cũng đang tiếp tục đẩy mạnh việc đưa sản phẩm na lên các trang thương mại điện tử, hay tập trung vào công tác xúc tiến quảng bá tiêu thụ như Tổ chức tuần lễ Na Chi Lăng và các sản phẩm OCOP tỉnh Lạng Sơn tại Hà Nội…

Bà Lê Thị Hồng Nhung, Phó Giám đốc HTX Nông sản huyện Chi Lăng cho biết, năm nay, HTX vẫn sẽ cố gắng duy trì thu mua, bao tiêu na của người trồng trên địa bàn dù cũng gặp nhiều khó khăn.

“Do tình hình thời tiết, bà con nông dân trên địa bàn cũng hết sức vất vả, sản lượng thì ít hơn. Đơn vị cũng cố gắng tìm đầu ra cho sản phẩm như tại các siêu thị, chợ đầu mối để bao tiêu để giá thành ổn định cho bà con đỡ vất vả. Vừa rồi chúng tôi cũng gửi cho một số đơn vị ở Hà Nội và họ phản hồi về chất lượng sản phẩm cũng khá là tốt” – bà Lê Thị Hồng Nhung nói./.

Duy Thái (VOV-Đông Bắc)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ĐẶT HÀNG ZALO