Nhãn Sông Mã khởi hành đi châu Âu

Hiện diện tích nhãn Sông Mã đạt 7.480ha, chiếm trên 72,48% diện tích cây ăn quả của huyện, sản lượng ước đạt trên 60.000 tấn.

Lễ cắt băng khởi hành lô nhãn Sông mã tiêu thụ tại thị trường châu Âu và Vương quốc Anh. Ảnh: Phạm Hiếu.

Lễ cắt băng khởi hành lô nhãn Sông mã tiêu thụ tại thị trường châu Âu và Vương quốc Anh. Ảnh: Phạm Hiếu.

Nhãn Sông Mã với khát vọng vươn xa

Ngày 23/7, UBND huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La đã tổ chức Ngày hội nhãn Sông Mã năm 2022 với chủ đề “Nhãn Sông Mã thương hiệu, uy tín, khát vọng vươn xa”.

Xác định được tầm quan trọng của việc phát triển cây ăn quả, trong những năm qua, huyện Sông Mã đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện có hiệu quả chủ trương về phát triển cây ăn quả trên đất dốc.

Nhiều sản phẩm nông sản của huyện Sông Mã dần từng bước được xây dựng nhãn hiệu, khẳng định được thương hiệu trên thị trường, trong đó có sản phẩm nhãn Sông Mã đã được người tiêu dùng trong và ngoài nước biết đến.

Ông Lò Văn Sinh cho biết, hiện diện tích cây nhãn là 7.480ha, chiếm trên 72,48% diện tích cây ăn quả của huyện, sản lượng ước đạt trên 60.000 tấn. Ảnh: Phạm Hiếu.

Ông Lò Văn Sinh cho biết, hiện diện tích cây nhãn là 7.480ha, chiếm trên 72,48% diện tích cây ăn quả của huyện, sản lượng ước đạt trên 60.000 tấn. Ảnh: Phạm Hiếu.

Đặc biệt, huyện Sông Mã đã xây dựng và đề nghị Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu I cấp 46 mã số vùng trồng với tổng diện tích 570ha.

Trong đó có 9 mã vùng trồng nhãn xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ với diện tích 32ha, dự kiến sản lượng 385 tấn; 21 mã vùng trồng nhãn xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc với diện tích 365ha, dự kiến sản lượng trên 4.348 tấn; 16 mã vùng trồng nhãn xuất khẩu sang thị trường Úc, New Zealand với 173 ha, dự kiến sản lượng 2.058 tấn; 9 cơ sở đóng gói nhãn với diện tích 1.955ha phục vụ xuất khẩu.

Phát biểu tại chương trình, ông Lò Văn Sinh, Chủ tịch UBND huyện Sông Mã cho biết, hiện nay, diện tích cây ăn quả các loại của địa phương đạt trên 10.500ha, sản lượng ước đạt trên 90.000 tấn, trong đó diện tích cây nhãn là 7.480ha, chiếm trên 72,48% diện tích cây ăn quả của huyện, sản lượng ước đạt trên 60.000 tấn.

Năm 2021, toàn huyện đã xuất khẩu được các loại nông sản như nhãn, xoài... sang thị trường các nước Úc, New Zealand, Hoa Kỳ, Trung Quốc... với trên 3.900 tấn, giá trị xuất khẩu đạt 1,547 triệu USD. Ảnh: Phạm Hiếu.

Năm 2021, toàn huyện đã xuất khẩu được các loại nông sản như nhãn, xoài… sang thị trường các nước Úc, New Zealand, Hoa Kỳ, Trung Quốc… với trên 3.900 tấn, giá trị xuất khẩu đạt 1,547 triệu USD. Ảnh: Phạm Hiếu.

“Những năm qua, công tác lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh quảng bá, kết nối tiêu thụ và xuất khẩu các sản phẩm hàng hóa nông sản nói chung và sản phẩm nhãn nói riêng của huyện Sông Mã được xác định là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị, trong đó xuất khẩu nông sản được xác định là khâu đột phá”, ông Lò Văn Sinh nhấn mạnh.

Theo lãnh đạo huyện Sông Mã, riêng năm 2021, toàn huyện đã xuất khẩu được các loại nông sản như nhãn, xoài… sang thị trường các nước Úc, New Zealand, Hoa Kỳ, Trung Quốc… với trên 3.900 tấn, giá trị xuất khẩu đạt 1,547 triệu USD. Bên cạnh đó, huyện đã hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX, hộ gia đình đầu tư các cơ sở sơ chế, chế biến, bảo quản sản phẩm nhãn và nông sản khác với kinh phí 10,5 tỷ đồng.

Khởi hành đoàn xe đưa lô nhãn Sông Mã sang thị trường châu Âu và Vương quốc Anh. Ảnh: Phạm Hiếu.

Khởi hành đoàn xe đưa lô nhãn Sông Mã sang thị trường châu Âu và Vương quốc Anh. Ảnh: Phạm Hiếu.

“Khâu sản xuất, tiêu thụ nông sản trên địa bàn huyện hướng đến mục tiêu: Được mùa, được giá, được thu nhập. Qua đó góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp và thu nhập, đời sống nhân dân làm nông nghiệp được nâng lên so với năm trước. 

Song song, khẳng định chủ trương đúng đắn của tỉnh, huyện về phát triển vùng nguyên liệu bền vững, gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ và đẩy mạnh xuất khẩu”, Chủ tịch UBND huyện Sông Mã chia sẻ.

“Ngày hội nhãn Sông Mã” được tổ chức thường niên vào thời điểm nhãn chín rộ nhằm quảng bá thương hiệu nhãn Sông Mã đến với người tiêu dùng trong và ngoài nước; đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, HTX, người trồng nhãn tham gia thực hiện sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm nhãn sang các thị trường nước ngoài như châu Âu, Vương quốc Anh, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, ASEAN… Đó cũng là tiền đề thúc đẩy phát triển kinh tế gắn với tiềm năng và lợi thế của huyện.

Thời điểm vàng để chiếm lĩnh các thị trường

Chia sẻ tại Ngày hội nhãn Sông Mã năm 2022, ông Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La cho biết, đây là thời điểm vàng để kí kết, kết nối tiêu thụ các sản phẩm nông sản nói chung và sản phẩm nhãn nói riêng của tỉnh Sơn La.

Song song đó, tỉnh cũng từng bước tìm kiếm và mở rộng các thị trường tiêu thị sản phẩm nông nghiệp địa phương.

Ông Nguyễn Thành Công cho rằng, sau ngày hội hôm nay, sản phẩm nhãn Sông Mã sẽ ngày càng được nâng cao chất lượng, hình thành vùng sản xuất tập trung và hướng tới mở rộng các thị trường khó tính nhất. Ảnh: Phạm Hiếu.

Ông Nguyễn Thành Công cho rằng, sau ngày hội hôm nay, sản phẩm nhãn Sông Mã sẽ ngày càng được nâng cao chất lượng, hình thành vùng sản xuất tập trung và hướng tới mở rộng các thị trường khó tính nhất. Ảnh: Phạm Hiếu.

“Sau ngày hội hôm nay, sản phẩm nhãn Sông Mã sẽ ngày càng được nâng cao chất lượng, hình thành vùng sản xuất tập trung và hướng tới mở rộng các thị trường khó tính nhất. Kèm theo đó là tham gia vào chuỗi sản xuất của các nhà máy chế biến nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm”, ông Nguyễn Thành Công nhận định.

Theo UBND huyện Sông Mã, để chủ động trong việc nâng cao năng lực bảo quản, sơ chế, chế biến nông sản, nhất là các loại trái cây chủ lực có tính mùa vụ trên địa bàn, huyện đã chỉ đạo, vận động tuyên truyền các doanh nghiệp, HTX, hộ gia đình cải tạo, nâng cấp các cơ sở chế biến, bảo quản nông sản.

Hiện nay trên địa bàn huyện có 2.910 lò sấy (736 lò sấy hơi nhiệt sạch) với công suất chế biến từ 2.000 – 3000 tấn quả tươi/ngày; 6 container lạnh, 3 kho lạnh công suất bảo quản 300 tấn quả tươi.

Để chủ động trong việc nâng cao năng lực bảo quản, sơ chế, chế biến nông sản, nhất là các loại trái cây chủ lực có tính mùa vụ trên địa bàn, huyện Sông Mã đã chỉ đạo, vận động tuyên truyền các doanh nghiệp, HTX, hộ gia đình cải tạo, nâng cấp các cơ sở chế biến, bảo quản nông sản. Ảnh: Phạm Hiếu.

Để chủ động trong việc nâng cao năng lực bảo quản, sơ chế, chế biến nông sản, nhất là các loại trái cây chủ lực có tính mùa vụ trên địa bàn, huyện Sông Mã đã chỉ đạo, vận động tuyên truyền các doanh nghiệp, HTX, hộ gia đình cải tạo, nâng cấp các cơ sở chế biến, bảo quản nông sản. Ảnh: Phạm Hiếu.

Trong thời gian tới, huyện Sông Mã sẽ tập trung giới thiệu, quảng bá, xúc tiến thương mại, từng bước mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nhãn tại khu vực miền Trung, miền Nam; đồng thời, mở rộng liên kết với các doanh nghiệp thu mua gửi sản phẩm chào hàng sang thị trường Cộng hòa Séc và Đông Âu.

Cùng với đó, huyện Sông Mã sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX thiết kế bổ sung mẫu mã, bao bì phù hợp với từng thị trường để quảng bá, giới thiệu sản phẩm trong và ngoài nước, phấn đấu tiêu thụ hết sản lượng năm 2022 đảm bảo yêu cầu “Được mùa, được giả, được thu nhập” cho các HTX và hộ dân sản xuất nhãn.

Sông Mã là địa phương có nguồn lao động dồi dào, diện tích đất nông nghiệp phong phú, hệ thống sông, suối khá đa dạng, độ chênh cao, khí hậu phù hợp cho phát triển các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như: nhãn, xoài và các loại cây ăn quả có múi, cây dược liệu. Đặc biệt, thực tiễn cho thấy, cây nhãn rất phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tại huyện Sông Mã và cũng là giống cây cho giá trị kinh tế cao.

Phạm Hiếu – Bảo Thắng – Đức Minh (Nông nghiệp Việt Nam)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ĐẶT HÀNG ZALO