Bác nông dân sở hữu trang trại độc nhất với loại quả trông như táo, vị giống chuối nhưng tên cực quen, ai nghe cũng muốn ăn thử

Đó chính là cây xoài cho ra quả tròn trông hệt như những trái táo nhưng lại có vị như chuối.

Ngày 15/9 vừa qua, phóng viên Bindu Gopal Rao của tờ tin tức The National News đã có dịp đến thăm trang trại trồng trái cây ở ngôi làng Kirugavalu, thuộc thành phố Mandya, bang Karnataka (Ấn Độ) để rồi ngỡ ngàng với trang trại toàn những cây ăn quả lâu đời và cho những trái ngọt vô cùng đặc biệt, hiếm có khó tìm trên thế giới. Đó là trang trại của bác nông dân tên Syed Ghani Khan. 

Bác nông dân sở hữu trang trại độc nhất thế giới:  Có loại trái cây tròn trông như táo, vị lại giống chuối nhưng có tên cực quen, ai nghe cũng muốn ăn thử - Ảnh 1.

Bác nông dân Syed Ghani Khan sở hữu trang trại độc nhất vô nhị trên thế giới.

Bindu sau đó đã có bài viết chia sẻ về những trải nghiệm khó quên của bản thân khi được chìm đắm trong không gian tràn ngập trái cây vừa quý vừa hiếm như vậy.

Anh kể: “Khi tôi đang cố gắng theo kịp những bước chân của ông ấy để đến với trang trại trong một ngày mưa ướt nhẹp, ông ấy nói lớn: ‘Cậu phải đi bộ trên bờ này, nếu không cả chân và giày của cậu sẽ lún xuống bùn đấy'”.

Đó là một khởi đầu vất vả nhưng xứng đáng khi Bindu biết rằng mình đang sắp sửa được chiêm ngưỡng tận mắt 119 giống xoài đặc biệt, trong đó có cả những giống chỉ có ở duy nhất trang trại này. Những cây xoài của bác nông dân Syed đã có tuổi đời hàng trăm năm, thậm chí có cây còn hơn 200 năm. 

Bác nông dân sở hữu trang trại độc nhất thế giới:  Có loại trái cây tròn trông như táo, vị lại giống chuối nhưng có tên cực quen, ai nghe cũng muốn ăn thử - Ảnh 2.
Bác nông dân sở hữu trang trại độc nhất thế giới:  Có loại trái cây tròn trông như táo, vị lại giống chuối nhưng có tên cực quen, ai nghe cũng muốn ăn thử - Ảnh 3.
Bác nông dân sở hữu trang trại độc nhất thế giới:  Có loại trái cây tròn trông như táo, vị lại giống chuối nhưng có tên cực quen, ai nghe cũng muốn ăn thử - Ảnh 4.

Những quả xoài có hình dáng tương đối tròn, khác hẳn với những giống xoài thông thường.

Bác nông dân sở hữu trang trại độc nhất thế giới:  Có loại trái cây tròn trông như táo, vị lại giống chuối nhưng có tên cực quen, ai nghe cũng muốn ăn thử - Ảnh 5.

Hơn nữa, trong lịch sử, trang trại này từng là nơi cung cấp trái cây đến các cung điện của Cung điện Mysore (từng là dinh thự chính thức của Vương triều Wodeyar, những người cai trị Mysore từ năm 1399 đến năm 1950) nhờ sở hữu những giống cây ăn quả có hương vị thơm ngon độc đáo.

Bác nông dân Syed cho biết gia đình ông đã sở hữu trang trại này qua 7 thế hệ. Nó được gọi là bada bagh (khu vườn lớn) với hàng trăm giống xoài đã gắn bó với ông từ khi ông còn bé xíu.

Các giống xoài trong trang trại của Syed rất lạ đến mức chúng có hình dáng và mùi vị “không chính thống”. Có cây xoài cho ra quả tròn trông hệt như những trái táo nhưng lại có vị như chuối. Một số giống khác có hương thơm như chanh nhưng lại rất ngọt, một số giống khác không có chút mùi vị đặc trưng như những quả xoài thông thường. 

Điều đặc biệt hơn cả, những cây xoài được trồng ở trang trại này luôn cho sản lượng ổn định,  bất chấp những yếu tố tác động như mùa chính trong năm, biến đổi khí hậu hay thời tiết thay đổi thất thường. 

Bác nông dân Syed thậm chí đã giao nhiều quả xoài ở trang trại của mình cho Viện Nghiên cứu Làm vườn Ấn Độ, nơi đã tiến hành các nghiên cứu về chúng và nói rằng những quả xoài này là duy nhất và không được trồng ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới. Khoảng 60% các giống xoài đã được bảo tồn và phát triển tại viện nghiên cứu này.

Bác nông dân sở hữu trang trại độc nhất thế giới:  Có loại trái cây tròn trông như táo, vị lại giống chuối nhưng có tên cực quen, ai nghe cũng muốn ăn thử - Ảnh 7.

Bên cạnh đó, ông Somesh Basavanna, giám đốc điều hành của Công ty sản xuất hữu cơ Sahaja Samrudha của Ấn Độ, đơn vị chịu trách nhiệm bán lẻ xoài của Syed, cho biết rằng rất nhiều khách hàng có nhu cầu mua xoài của bác nông dân Syed nên các cửa hàng phân phối đều rất đắt hàng. 

Trang trại rộng hơn 6,5 ha của Shed là nơi ông trồng lúa ở bên dưới, tại các vùng trũng, và trồng xoài trên bãi đất cao. Vì đây là trang trại hữu cơ nên ông không hề bón thêm bất kỳ loại phân bón nào. Ông cho biết, thách thức lớn nhất là “nhu cầu bảo tồn và trẻ hóa các biến thể đang chết dần. Một khi sự đa dạng bị mất đi thì sẽ không thể nhìn thấy lại được nữa”.

Nguồn: The National News

L.T (Pháp luật và bạn đọc)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ĐẶT HÀNG ZALO