Bí mật về siêu trí nhớ: Bật mí cách rèn luyện của người thường để trở thành nhà vô địch trí nhớ đẳng cấp thế giới

Sự khác biệt giữa thiên tài và người bình thường đôi khi chỉ là sự luyện tập.

Năm 2004, Joshua Foer nhận được sự ủy nhiệm của Tạp chí Slate để đưa tin về Giải vô địch trí nhớ Mỹ. Tại đây, ông quan sát những người tham gia ghi nhớ 35 bộ bài trong 5 phút, ghi nhớ 1.000 chữ số ngẫu nhiên trong 30 phút và ghi nhớ 100 khuôn mặt và tên trong 3 phút.

Joshua, người tự nhận mình là người có trí nhớ khủng khiếp, đã vô cùng sửng sốt trước những gì ông đang chứng kiến. Joshua đã nghĩ rằng: “Những người này là ai? Họ không phải thiên tài đúng không?”

Rõ ràng, họ không phải là người thiên tài. Họ chỉ là những người bình thường sử dụng các kỹ thuật cũ đã có từ hàng nghìn năm trước. Ed Cooke – kiện tướng trí nhớ trẻ tuổi nói với Joshua rằng: “Tất cả chúng tôi ở đây đều có trí nhớ trung bình. Nhưng ngay cả những bộ não có trí nhớ trung bình cũng có sức mạnh đáng kể nếu được sử dụng đúng cách.”

Mặc dù vẫn còn nghi ngờ nhưng do tò mò nên sau khi trở về nhà, Joshua quyết định học những kỹ thuật ghi nhớ cổ xưa này. Một năm sau, Joshua trở lại Giải vô địch Trí nhớ Hoa Kỳ, nhưng không phải với tư cách là một quan sát viên, mà với tư cách là một người tham gia. Và thật điên rồ là Joshua đã thắng!

Dưới đây là các kỹ thuật mà Joshua sử dụng để từ một người có trí nhớ trung bình trở thành nhà vô địch trí nhớ đẳng cấp thế giới.

1. Suy nghĩ trực quan

Bí mật về siêu trí nhớ: Bật mí cách rèn luyện của người thường để trở thành nhà vô địch trí nhớ đẳng cấp thế giới - Ảnh 1.

C

Hãy tưởng tượng rằng bạn là một đối tượng thử nghiệm trong một nghiên cứu. 

Câu hỏi đặt ra rằng, nếu bạn xem 30 hình ảnh ngẫu nhiên trong thời gian ngắn và mục tiêu của bạn là ghi nhớ nhiều hình ảnh trong số đó nhất có thể. Sau đó, bạn được cho xem cùng lúc 2 hình ảnh khác nhau: Một hình ảnh bạn đã thấy trước đó và hình ảnh còn lại hoàn toàn mới. Bạn phải cho biết bạn đã nhìn thấy hình ảnh nào trước.

Câu hỏi đặt ra là: Bạn có nghĩ rằng bạn có thể nhớ tất cả 30 hình ảnh đã xem không?

Bạn có thể trả lời rằng: “Không thể nào, điều đó là không thể!”. Nhưng nếu thực sự trực tiếp làm thí nghiệm này với bạn, thì khoa học sẽ chứng minh được bạn chắc chắn có thể nhận ra tất cả 30 hình ảnh. Trên thực tế, trí nhớ của bạn đối với việc ghi nhớ hình ảnh tốt đến mức bạn có thể nhận ra 10.000 hình ảnh khác nhau.

Vào những năm 1970, các nhà nghiên cứu đã thực hiện thử nghiệm nhận dạng hình ảnh giống hệt như tôi vừa mô tả. Thay vì 30 hình ảnh, các nhà nghiên cứu yêu cầu đối tượng của họ nhớ 10.000 hình ảnh. (Phải mất 5 ngày để thực hiện thử nghiệm). Kết quả là sau thí nghiệm, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những đối tượng tham gia có thể nhận ra hơn 80% những gì họ đã thấy.

Bộ não của chúng ta được trang bị tốt hơn nhiều để ghi nhớ một số loại thông tin tốt hơn những loại khác. Hình ảnh trực quan gắn bó với bộ não của chúng ta hơn rất nhiều so với những thứ trừu tượng như số và từ. Do đó, nếu bạn muốn nhớ những điều khó, thì bạn chỉ cần sử dụng một chút trí tưởng tượng để “dịch” chúng thành những thứ dễ dàng hơn. Điều đó có nghĩa là biến các từ và số thành hình ảnh. Ví dụ:

• Nếu bạn muốn nhớ rằng Teddy Roosevelt là tổng thống thứ 26, hãy thử nghĩ về một chú Gấu bông khổng lồ được trung vệ Adrian Peterson (số 26) của NFL ôm.

• Nếu bạn muốn nhớ rằng bạn đang đọc đến trang 42 của một cuốn sách, hãy thử nghĩ đến việc cầu thủ Jackie Robinson (số 42) của Dodgers đang đọc một cuốn sách.

• Nếu muốn nhớ việc đổ rác, hãy thử nghĩ đến những chiếc xe tải chở hàng tấn rác đang vào nhà bếp của bạn.

2. Tạo Cung điện ký ức

Bí mật về siêu trí nhớ: Bật mí cách rèn luyện của người thường để trở thành nhà vô địch trí nhớ đẳng cấp thế giới - Ảnh 2.

Tất cả chúng ta đều đã từng trải qua trường hợp khi chúng ta đang rất cần một thứ gì đó, chẳng hạn như điện thoại, chìa khóa ô tô hoặc ví nhưng lại không thể tìm thấy chúng. Là con người, chúng ta có xu hướng ghi nhớ mọi thứ một cách hỗn loạn. Kết quả là chúng ta liên tục gặp khó khăn trong việc ghi nhớ mọi thứ vì không có một hệ thống thích hợp để tìm kiếm ký ức của mình một cách có trật tự và có ý thức.

Những ký ức thường chỉ xuất hiện trong tâm trí chúng ta khi nó được kích hoạt bởi một tín hiệu. Ví dụ, bạn quên tên của nhân vật chính trong một bộ phim mà bạn vừa xem. Nhưng nếu tôi nói với bạn rằng tên của họ bắt đầu bằng chữ “L” thì bạn lại nhớ được rằng: “Tên cô ấy là Liz!”

Đấy là lý do tại sao bạn cần một hệ thống để giúp bạn ghi nhớ mọi thứ tốt hơn và “Cung điện ký ức” sẽ giúp bạn làm điều đó. Cung điện ký ức là kỹ thuật mà Joshua đã sử dụng để trở thành Nhà vô địch trí nhớ của Hoa Kỳ, được ông đã nói đến trong cuốn sách “Moonwalking With Einstein”. Về cơ bản, cung điện ký ức là một bản đồ tinh thần hoặc vị trí lưu trữ những ký ức trong quá khứ và nó cho phép một người truy tìm lại thông tin bất cứ khi nào cần.

Nghe có vẻ phức tạp và trừu tượng, nhưng may mắn thay, nó rất dễ thực hiện. Để nắm bắt được khái niệm về cung điện ký ức, bạn chỉ cần làm theo 2 bước đơn giản sau:

• Tạo Cung điện ký ức của riêng bạn:

Bộ não của chúng ta được trang bị tốt hơn để ghi nhớ các từ, con số và ý tưởng trừu tượng khi bạn gắn chúng với một hình ảnh cụ thể chẳng hạn như một địa điểm quen thuộc.

Để áp dụng điều này, tất cả những gì bạn phải làm là chọn một địa điểm mà bạn biết và có thể dễ dàng hình dung trong đầu. Đây là cung điện ký ức của bạn. Cung điện ký ức của bạn có thể là ngôi nhà thời thơ ấu của bạn, đường chạy yêu thích của bạn, hoặc thậm chí là một bảo tàng. Đối với người mới bắt đầu, tôi khuyên bạn nên chọn một địa điểm mà bạn thường xuyên lui đến. Ví dụ, một cung điện đầu tiên tốt để sử dụng có thể là ngôi nhà của bạn.

• Lập kế hoạch cho một lộ trình và theo sát nó:

Bây giờ, hãy tưởng tượng bạn đang đứng ở lối vào của “cung điện ký ức”, chính là ngôi nhà của bạn trong ví dụ này và cố gắng tạo một tuyến đường để đi bộ qua đó. Đó có thể là: cửa trước, sau đó là phòng khách, tiếp đến là phòng ăn… Và khi bạn “đi bộ” theo lộ trình đã định sẵn trong đầu, hãy nhớ chú ý đến từng chi tiết trong cung điện ký ức của bạn. Nhưng vấn đề ở đây là: một khi bạn đã định sẵn một lộ trình, hãy bám sát nó, vì bạn sẽ sử dụng cùng một tuyến đường mỗi khi bạn muốn đi bộ qua cung điện ký ức của mình.

3. Ghi nhớ 10 đối tượng ngẫu nhiên

Nếu tôi yêu cầu những người ngẫu nhiên trên phố cố gắng nhớ danh sách 10 đồ vật ngẫu nhiên, hầu hết mọi người sẽ rất vất vả để làm điều này.

Năm 1956, nhà tâm lý học George Miller của Harvard đã tiết lộ một nghiên cứu nổi tiếng có tên là “Số bảy kỳ diệu, cộng hoặc trừ hai”, giải thích rằng hầu hết mọi người chỉ có thể lưu trữ trung bình 7 đối tượng trong trí nhớ ngắn hạn của họ, với các biến thể khác nhau từ 5 đến 9. Tuy nhiên, bằng cách sử dụng kỹ thuật “cung điện ký ức”, bạn có thể ghi nhớ 100 đối tượng một cách tương đối dễ dàng.

Giả sử tôi yêu cầu bạn ghi nhớ 10 từ sau theo thứ tự: gấu, xe tải, đại học, giày, kịch, rác, dưa hấu, thác nước, Abraham Lincoln, màu hồng. Để ghi nhớ danh sách 10 từ này theo thứ tự, tất cả những gì bạn phải làm là chuyển mỗi từ thành hình ảnh trực quan. Sau đó phân bổ những hình ảnh đó vào các vị trí khác nhau trong cung điện ký ức của bạn.

Ví dụ: “Gấu” đang đứng ở ngưỡng cửa nhà bạn. Một chiếc “xe tải” nhỏ đang chạy ngang qua bức tranh Van Gogh trong phòng khách. Một biểu ngữ của “trường đại học” được treo trên đèn vàng. Và một chiếc “giày” bị mắc kẹt trên cây xương rồng gần TV.

Khi đã hoàn thành và muốn nhớ lại tất cả 10 từ, tất cả những gì bạn phải làm là “đi lại” con đường trong “cung điện ký ức” của bạn. Bạn sẽ thấy từng hình ảnh ở chính xác nơi bạn đã để lại. Bạn thậm chí có thể thăm lại cung điện ký ức này một ngày, một tháng hoặc thậm chí một năm sau đó và tất cả những ký ức đó sẽ được lưu trữ giống như cách bạn đã để lại nó.

Theo Vincent Carlos/MD

Lưu Ly (Báo Doanh nghiệp và tiếp thị)

ĐẶT HÀNG ZALO