Muốn “khuất phục” bệnh tiểu đường thì 3 loại trái cây này chính là vũ khí thần kỳ khiến đường huyết không dám làm phiền.
Ở các thời đại khác nhau, cơ thể con người sẽ có những nguy cơ sức khỏe khác nhau, tuy nhiên trong quá khứ do công nghệ y tế còn tương đối lạc hậu nên họ bất lực trước nhiều bệnh tật. Hiện nay, hầu hết các vấn đề sức khỏe đều đã có các phương pháp chữa trị.
Trước đây, do điều kiện sống thiếu thốn, người dân thậm chí không thể đảm bảo đủ ba bữa ăn cơ bản trong ngày nên thường bị suy dinh dưỡng, miễn dịch kém, đồng thời gặp phải tình trạng đường huyết thấp. Hiện nay, tình trạng này đã được cải thiện rất nhiều nhưng vấn đề đường huyết vẫn không biến mất mà chuyển từ đường huyết thấp sang đường huyết cao.
Glucose trong máu vốn là một thành phần không thể thiếu trong quá trình vận hành máu, vì nó có thể cung cấp dòng năng lượng và nhiệt ổn định cho các bộ phận khác nhau của cơ thể để duy trì hoạt động. Nhưng điều này không có nghĩa là lượng đường trong máu càng cao càng tốt.
Đường huyết vốn là một thành phần không thể thiếu trong quá trình vận hành máu. Ảnh: Sohu
Trên thực tế, tăng đường huyết là một bệnh mãn tính điển hình, chỉ cần được kiểm soát đúng cách thì về cơ bản sẽ không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe thể chất. Vì vậy, nhiều người thường bỏ qua dẫn đến số lượng bệnh nhân đái tháo đường ngày càng tăng.
Để khắc phục bệnh tiểu đường, ngoài việc uống thuốc đúng giờ, ba loại quả sau cũng có tác dụng rất tốt:
1. Quả kiwi
Quả kiwi là loại quả được nhiều người thích ăn, không chỉ có vị chua chua ngọt ngọt mà còn rất giàu chất dinh dưỡng, có thể mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể nếu bạn ăn thường xuyên.
Trước hết, quả kiwi rất giàu chất xơ, có thể tăng cường hiệu quả hoạt động đường tiêu hóa, thúc đẩy cơ thể hấp thụ thức ăn, đồng thời tăng tốc độ trao đổi chất ở ruột.
Thứ hai, nó chứa rất nhiều vitamin C, không chỉ có thể tăng cường hoạt động của các cơ quan khác nhau, cải thiện khả năng miễn dịch mà còn có thể làm đẹp da và trì hoãn sự lão hóa của cơ thể. Và quan trọng hơn, các nguyên tố vi lượng trong nó có thể cải thiện hiệu quả hoạt động của các tế bào tiểu đảo, thúc đẩy sự bài tiết insulin và điều chỉnh lượng đường trong máu.
Tuy nhiên, cần lưu ý những người bị thiếu hụt tỳ vị, dạ dày nên ăn ít, vì bản thân quả kiwi có tính lạnh, dễ gây kích thích bất lợi cho lá lách và dạ dày.
Kiwi thúc đẩy sự bài tiết insulin và điều chỉnh lượng đường trong máu. Ảnh: Sohu
2. Dâu tây
Dâu tây là một loại trái cây tương đối phổ biến trong cuộc sống. Với chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện trong hai năm trở lại đây, dâu tây dần trở thành loại trái cây được yêu thích trong mỗi hộ gia đình và có tác dụng bồi bổ cơ thể rất tốt.
Dâu tây rất giàu chất sắt, có thể thúc đẩy quá trình tổng hợp hemoglobin, có hiệu quả trong việc ngăn ngừa các vấn đề như thiếu máu; dâu tây còn chứa các yếu tố chống ung thư nên có tác dụng tốt trong việc ngăn ngừa và chống ung thư.
Đặc biệt, dâu tây cũng rất hiệu quả trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường. Trước hết, lượng đường và calo của nó tương đối thấp, lại rất giàu pectin nên không chỉ có thể làm sạch rác trong mạch máu mà còn tránh được sự gia tăng nhanh chóng của đường huyết.
Dâu tây hiệu quả trong việc ngăn ngừa và kiểm soát bệnh tiểu đường. Ảnh: Sohu
Với chỉ số đường huyết là 41 và ít carbohydrate, dâu tây còn giúp bệnh nhân tiểu đường không có cảm giác đói vặt, khiến cho họ luôn tràn đầy năng lượng và cân bằng được lượng đường trong máu. Ăn khoảng 1 cốc dâu tây mỗi ngày sẽ rất có lợi cho người bệnh.
Bưởi chứa nhiều chất xơ thô và vitamin có tác dụng giải tỏa các vấn đề chán ăn, táo bón trong mùa đông, đồng thời có hàm lượng kali và canxi cao, có thể tránh loãng xương.
Ngoài ra bưởi còn có tác dụng điều chỉnh lượng đường trong máu hiệu quả, tránh tình trạng đường huyết mất kiểm soát. Theo các chuyên gia, bưởi được coi như một loại “thần dược”, nhất là đối với bệnh nhân mắc đái tháo đường. Nước bưởi còn chứa thành phần giống như insulin, làm giảm hàm lượng đường glucose, có tác dụng hạ đường huyết, hỗ trợ cho bệnh nhân đái tháo đường và cao huyết áp.
Bưởi có tác dụng điều chỉnh lượng đường trong máu hiệu quả, tránh tình trạng đường huyết mất kiểm soát. Ảnh: Sohu
Các nhà khoa học thuộc Đại học Hebrew (Israel) và Bệnh viện Đa khoa Massachusettes (Mỹ) cho biết, nhờ naringenin, một chất chống oxy hóa có trong bưởi có thể giúp gan đốt cháy lượng mỡ dư thừa, đồng thời giúp cải thiện quá trình kiểm soát lượng đường trong máu. Các chuyên gia hy vọng đây có thể trở thành phương pháp chính yếu trong việc điều trị chứng mỡ máu cao, bệnh đái tháo đường tuýp 2 và hội chứng trao đổi chất.
Vỏ chứa tinh dầu giúp kháng viêm, làm giãn mạch. Kiểm chứng thực tế cho thấy ăn bưởi đều đặn sẽ giúp giảm cân và phòng chống được đái tháo đường.
Tuy nhiên, cần lưu ý người uống thuốc hạ huyết áp và thuốc tránh thai không được đụng vào, vì bưởi sẽ làm giảm tác dụng của hai loại thuốc này, nếu không rất dễ xảy ra phản ứng ngược với cơ thể.
*Theo: Sohu
Thùy Linh (Trí thức trẻ)